Review sách: Tôi đi bảo hộ nhãn hiệu

Review sách: Tôi đi bảo hộ nhãn hiệu

TÔI ĐI BẢO HỘ NHÃN HIỆU là cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam khai thác kiến thức nhãn hiệu một cách gần gũi trên cả hai khía cạnh kinh doanh và luật pháp. Thông qua việc lồng ghép bối cảnh kinh doanh, thương mại, đầu tư,… với những lý thuyết cơ bản của luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Digibook hy vọng cuốn sách sẽ phần nào giúp các doanh nghiệp có được thông tin tham khảo đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu về bảo hộ nhãn hiệu.

Tác giả Ngân Trần – Chuyên gia Bảo hộ Thương hiệu (Trademark Attorney) tại Úc và New Zealand với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp cả trong nước và ngoài nước, đã chứng kiến rất nhiều những vụ kiện tụng phức tạp và tốn kém không đáng có – đây cũng chính là động lực giúp tác giả hoàn thành cuốn sách “Tôi đi bảo hộ nhãn hiệu”.

Không chỉ là chuyên gia nhãn hiệu, bản thân tác giả Ngân Trần cũng là một nhà khởi nghiệp tự thân nơi đất khách. Cô mang đến cho độc giả kiến thức pháp lý căn bản bằng ngôn ngữ bình dân và những câu chuyện rất đời. Cuốn sách là món quà nhỏ cho những ai còn “bơ vơ” trên con đường xây dựng thương hiệu

Review sách: Tôi đi bảo hộ nhãn hiệu.

Sáu chương sách xây dựng nhận thức pháp lý về nhãn hiệu đến khai sinh và nuôi dưỡng nhãn hiệu trở thành thương hiệu đích thực trong và ngoài nước. Vừa mang lại góc nhìn toàn cảnh về khái niệm nhãn hiệu, vừa đi sâu vào ứng dụng thực tế qua các case study về bảo hộ nhãn hiệu trong và ngoài nước

TÔI ĐI BẢO HỘ NHÃN HIỆU – CHƯƠNG 1

Nhãn hiệu – Biểu tượng giao tiếp của doanh nghiệp: Giới thiệu và đề cập đến những vấn đề cần hiểu đúng về nhãn hiệu cũng như phân định rõ hai khái niệm “nhãn hiệu” và “thương hiệu”.

Ở chương 1, độc giả ý thức được rằng cần phải hiểu đúng về nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt. Nhãn hiệu tuy chỉ là một thành tố pháp lý của tổng thể thương hiệu, nhưng lại là “biểu tượng giao tiếp chính” giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Một case study thực tế mà tác giả đưa ra là khi tác giả mua chai nước mắm với bản đồ hình chữ S và hàng chữ “Nước mắm Phú Quốc”, rồi nhanh chóng nhận ra đó lại là nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ bởi một công ty có trụ sở chính tại Mỹ? “ Khi tôi bắt gặp các gói gia vị “Bún bò Huế”, “Phở Hà Nội”, “Hủ tiếu Nam Vang”,… trên kệ một siêu thị ở New Zealand.

Nhưng may mắn hơn chị Ngân, tôi chưa kịp mua thì đã nhận thấy những lỗi ngô nghê trên font chữ, rồi thất vọng vì hóa ra chúng là sản phẩm đến từ Thái Lan.” một chia sẻ của độc giả khác

TÔI ĐI BẢO HỘ NHÃN HIỆU – CHƯƠNG 2

Nguy cơ mất quyền kinh doanh khi thiếu quan tâm đến bảo hộ nhãn hiệu: Tìm hiểu bối cảnh thực tế của các nhãn hiệu tại thị trường Việt Nam và quốc tế để hình dung những trường hợp có thể xảy ra khi vấn đề bảo hộ nhãn hiệu không được quan tâm đúng mức.

“Thương hiệu Việt chưa chắc là của người Việt”, Nước mắm Phú Quốc không cô đơn, vì có cà phê Buôn Ma Thuột là bạn đồng hành bất đắc dĩ. Cả những tập đoàn lớn mạnh như Trung Nguyên, Vinataba cũng rơi vào vướng mắc pháp lý về nhãn hiệu mà đáng ra hoàn toàn có thể tránh được. Đây là bài học đắt giá cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước về việc bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp mình.

TÔI ĐI BẢO HỘ NHÃN HIỆU – CHƯƠNG 3

Tiếp nối các chương trên, tác giả đã đưa ra những giải pháp, bài học và hướng đi cho những độc giả đang quan tâm đến việc bảo hộ thương hiệu.

Chọn nhãn hiệu có giống đặt tên khai sinh: Cung cấp những kiến thức cơ bản về nhãn hiệu, đồng thời gợi mở những phương pháp lựa chọn nhãn hiệu có thể áp dụng ngay.

TÔI ĐI BẢO HỘ NHÃN HIỆU – CHƯƠNG 4

Cách làm “giấy khai sinh” cho nhãn hiệu: Cung cấp thông tin về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên thực tế khi làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

TÔI ĐI BẢO HỘ NHÃN HIỆU – CHƯƠNG 5

Quản trị và khai thác nhãn hiệu sau khi đã được bảo hộ: Góc nhìn về quản trị nhãn hiệu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam và những lưu ý cần nắm vững.

TÔI ĐI BẢO HỘ NHÃN HIỆU – CHƯƠNG 6

Phát triển nhãn hiệu Việt ở thị trường quốc tế: Một số vấn đề về quản trị nhãn hiệu cần nắm rõ khi có ý định thâm nhập thị trường quốc tế.

Review sách: Tôi đi bảo hộ nhãn hiệu

Liệu những gì chúng ta biết về bảo hộ nhãn hiệu từ trước tới nay đã đầy đủ và đúng đắn? Điều gì giúp cho thương hiệu yên tâm đứng vững và bước tiếp trên con đường phát triển kinh doanh?

Trên thị trường Việt Nam, có lẽ không quá nếu nói rằng “Tôi đi bảo hộ nhãn hiệu” là cuốn sách luật toàn diện về nhãn hiệu đầu tiên dành cho độc giả đại chúng, mà vẫn hấp dẫn người trong nghề. Người hành nghề lâu năm về sở hữu trí tuệ có thể xem đây là dịp hàn huyên, ôn lại tri thức cũ; trong khi người mới vào nghề, giảng viên, sinh viên luật định hướng theo nghề nên trân trọng như một tác phẩm gối đầu giường.

Và với đối tượng độc giả chủ đạo của cuốn sách – những doanh nhân, nhà quản lý, nhà khởi nghiệp trẻ, tác giả Ngân Trần để khép lại cuốn sách: “Dù làm điều gì, sự chuẩn bị vẫn là chìa khóa của thành công. Chúc bạn có một sự chuẩn bị tốt để có thể sở hữu được trái tim và sự lựa chọn của khách hàng bằng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng […]. Nhưng hãy nhớ rằng, nhãn hiệu vẫn luôn là người dẫn đường để doanh nghiệp của bạn đến với trái tim người tiêu dùng”.

Nếu bạn thực sự nghiêm túc phát triển doanh nghiệp, có tham vọng mở rộng thị trường hoặc chỉ đơn giản là muốn yên tâm về việc không có ai lợi dụng nhãn hiệu đã được người tiêu dùng yêu mến của mình thì đừng bỏ lỡ cuốn sách TÔI ĐI BẢO HỘ NHÃN HIỆU.


Thông tin liên hệ: 

Trung tâm Xuất bản sách DIGIBOOK

  • Địa chỉ: Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TP. HCM, số 2 Võ Trường Toản, Phường Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0878 605 868 – 0877 909 606
  • Email: hotro.digibook@gmail.com
  • Website: Digibook
  • Fanpage: Bài học kinh doanh – Digibook.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call
icons8-exercise-96 chat-active-icon